CÁCH SỬA LỖI HÓA ĐƠN & QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH XỬ PHẠT VỀ HÓA ĐƠN

Đăng bởi:Le Dong Duc - 05/06/2019

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng và cung cấp dịch vụ và có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.

Đối tượng áp dụng, cụ thể là:

1. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân;

b) Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;

c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;

d) Tổ chức khác;

đ) Hộ, cá nhân kinh doanh.

2. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.

3. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

4. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

Tính đến thời điểm 01/11/2020, vẫn áp dụng song song 2 hình thức hóa đơn là: Hóa đơn giấy (truyền thống) và Hóa đơn điện tử (đã số hóa), đồng thời các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới hóa đơn cần lưu trữ lên tới 20 năm. Như vậy, khi thực hiện các nghiệp vụ kinh tế vẫn cần quan tâm tới các quy định pháp luật hiện hành và các tình huống thực tế liên quan tới hóa đơn giấy.

Mô tả Hóa đơn giấy

Mô tả tóm tắt các tình huống và cách sửa sai về hóa đơn giấy

Tóm tắt quy định hiện hành về xử phạt hành chính và xử lý hình sự với các lỗi trong lĩnh vực hóa đơn

Danh mục

Bài viết cùng danh mục